Khó khăn của doanh nghiệp thủy sản khi áp dụng “3 tại chỗ”

Nội Dung

Do ảnh hưởng dịch Covid-19, từ nửa cuối tháng 7, lượng xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp phía Nam giảm đáng kể, cộng thêm chi phí cho việc áp dụng mô hình “3 tại chỗ” đang là thách thức lớn cho các doanh nghiệp.

Trong chuỗi sản xuất, xuất khẩu thủy sản có hơn 270 doanh nghiệp lớn, nhỏ đang hoạt động, chủ yếu tại khu vực phía Nam, nơi đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19.

Khó khăn khi áp dụng “ba tại chỗ” 

Bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng trong 7 tháng đầu năm, sản lượng của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thủy sản vẫn tăng 11% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 4,88 tỷ USD. Nhưng hiện nay dịch Covid-19 bùng phát đúng vào giai đoạn cao điểm của sản xuất, do đó, sản lượng nửa cuối tháng 7/2021 đã giảm 15% đến 20% so với nửa đầu tháng, ước tính kim ngạch xuất thủy sản cả tháng mất 763 triệu USD. 

Để đảm bảo điều kiện phòng dịch, các doanh nghiệp muốn duy trì hoạt động phải tổ chức sản xuất theo mô hình “3 tại chỗ”: sản xuất, cách ly, ăn nghỉ tại chỗ.

Doanh nghiệp áp dụng chính sách “3 tại chỗ”
Doanh nghiệp áp dụng chính sách “3 tại chỗ”

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), chỉ có khoảng 30% các doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ” để đi vào hoạt động. Và các nhà máy cũng chỉ có thể huy động khoảng 30 – 50% số lượng công nhân, số còn lại phải nghỉ việc hoặc nghỉ không lương. Do đó công suất sản xuất trung bình đã giảm chỉ còn 40 – 50% so với trước đây.

Chưa đầy một tháng áp dụng mô hình “3 tại chỗ” các doanh nghiệp đã liên tục gặp nhiều khó khăn, không đủ nguồn lực để duy trì. Các nguyên nhân chủ yếu là: chưa có tinh thần tự giác; diễn biến dịch bệnh ở các tỉnh phía Nam dữ dội hơn, lan rộng hơn; và tiềm lực tài chính chưa đủ điều kiện để duy trì mô hình này lâu dài.

Việc áp dụng “3 tại chỗ” đang gặp phải nhiều khó khăn
Việc áp dụng “3 tại chỗ” đang gặp phải nhiều khó khăn

Bên cạnh đó, trong tình hình rất nhiều đơn hàng của doanh nghiệp bị trì hoãn trong khi phải chịu thêm chi phí để đảm bảo “3 tại chỗ” như chi phí xét nghiệm hàng tuần, chi phí trả thêm lương công nhân, chi phí điện sản xuất và duy trì kho đông lạnh trữ hàng, chi phí cước tàu biển tăng vọt, khiến doanh nghiệp không đủ sức chịu đựng với thời gian dài.

Chính sách khắc phục 

Hiệp hội VASEP cho rằng để chống chọi với biến thể mới là chủng virus Delta, doanh nghiệp cần phải có vaccine. Không phải một mà là hai loại.

Doanh nghiệp cần “vaccine” để vượt qua khó khăn
Doanh nghiệp cần “vaccine” để vượt qua khó khăn

Loại thứ nhất, đó là “vaccine” chính sách cho doanh nghiệp và cả người lao động gặp khó khăn do đại dịch. Đó là các gói hỗ trợ, giảm thuế, giảm đóng công đoàn phí, giảm tiền điện, hạ lãi suất cho vay, v.v.

Còn loại vaccine thứ 2, đề nghị Chính phủ bằng mọi cách ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng y tế chống dịch và lực lượng lao động sản xuất, kinh doanh, lưu thông các mặt hàng thiết yếu; trong các nhà máy, các khu công nghiệp, v.v. trong đó đặc biệt ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng lao động tại các nhà máy đang áp dụng phương thức “3 tại chỗ” tại các địa phương.

Nguồn: VNEconomy 

KERRYVIETNAM – VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA UY TÍN, AN TOÀN!

Hotline: 0902923633, 0936257997 (zalo, viber, whatsapp)
Gmail: cs@indochinapost.com

Xem thêm:
Rate this post